Giá cà phê hôm nay (26/5) tại thị trường trong nước quay đầu tăng 500 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương là 61.000 đồng/kg.
Cập nhật giá cà phê trong nước
Theo khảo sát tại giacaphe.com vào lúc 6h40, giá cà phê hôm nay tăng 500 đồng/kg.
Theo ghi nhận, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 60.500 – 61.000 đồng/kg.
Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 60.500 đồng/kg. Kế đến là tỉnh Gia Lai với giá 60.800 đồng/kg.
Cùng thời điểm khảo sát, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 61.000 đồng/kg. Đây là giá thu mua cao nhất trong các địa phương được khảo sát.
Thị trườngTrung bìnhThay đổiĐắk Lắk61.000+500Lâm Đồng60.500+500Gia Lai60.800+500Đắk Nông61.000+400Tỷ giá USD/VND23.290+30Đơn vị tính: VNĐ/kg
Tỷ giá theo ngân hàng Vietcombank
Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 25/5. (Tổng hợp: Anh Thư)
Cập nhật giá cà phê thế giới
Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới biến động trái chiều. Cụ thể, giá cà phê robusta tại London giao tháng 7/2023 được ghi nhận tại mức 2.573 USD/tấn sau khi tăng 0,63% (tương đương 16 USD).
Giá cà phê trực tuyến giao tháng 7/2023 tại New York ở mức 188 US cent/pound sau khi tăng 0,29% (tương đương 0,55 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam).
Ảnh: Anh Thư
Theo số liệu từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cà phê của nước này trong quý I/2023 đạt xấp xỉ 23.250 tấn, trị giá 135,17 triệu USD, tăng 24,5% về lượng và tăng 29,8% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất – Nhập khẩu (Bộ Công Thương).
Quý I/2023, Trung Quốc nhập khẩu chủ yếu cà phê chưa rang hoặc chưa khử caffein (HS 0901.11.00), tỷ trọng chiếm 85,86% tổng lượng, đạt 19,92 nghìn tấn, trị giá 88,72 triệu USD, tăng 40,5% về lượng và tăng 70% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê rang, chưa khử caffein (HS 0901.21.00) và cà phê rang, đã khử caffein (HS 0901.22.00), mức giảm lần lượt 26,7% và 18,6% về lượng, xét về trị giá giảm 11% và 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Quý I/2023, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ 57 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc nhập khẩu cà phê chủ yếu từ các nguồn cung Brazil, Ethiopia, Việt Nam, Colombia, Malaysia.
Quý I/2023, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Brazil đạt 7,43 nghìn tấn, trị giá 28,07 triệu USD, tăng 336,7% về lượng và tăng 322,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh, từ 9,12% trong quý I/2022 lên tới 31,97% trong quý I/2023.
Ngược lại, Trung Quốc giảm nhập khẩu cà phê từ Việt Nam trong quý I/2023, mức giảm 33,0% về lượng và giảm 31,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, đạt xấp xỉ 3.000 tấn, trị giá 6,66 triệu USD. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm từ 23,96% trong quý I/2022 xuống còn 13,9% trong quý I/2023.
Xem thêm: Lãi suất ngân hàng
Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê
Nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê giúp cho nông dân cũng như các doanh nghiệp hoạch định các chiến lược lâu dài nhằm mang lại lợi nhuận cao. Dưới đây là những yếu tố quan trọng khiến cho giá biến động trên thị trường.
Điều kiện tự nhiên
Yếu tố môi trường góp phần quan trọng đối với sự biến động về về giá đối với mặt hàng cà phê. Yếu tố này có thể bao gồm mưa nhiều/ít, bão, lũ lụt, hạn hán, chất lượng đất trồng,…
Những tác nhân này có thể dẫn đến mất mùa, giảm chất lượng hạt cà phê dẫn đến giá bán giảm. Ngoài ra, các loại côn trùng, bệnh như rệp sáp, ve sầu hại rễ, nấm,…cũng có thể dẫn đến mất mùa.
Các chính sách nhà nước
Các chính sách của nhà nước cũng là một trong những tác nhân ảnh hưởng đến giá bán cà phê. Trong bối cảnh thúc đẩy toàn cầu hoá kinh tế, các chính sách hỗ trợ từ nhà nước chính là đòn bẩy thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu cà phê ra thị trường thế giới.
Tuy nhiên, các chính sách hỗ trợ giá mặt hàng cà phê tại Việt Nam chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình. Người nông dân trồng cây cà phê vẫn theo hướng tự phát và chịu tác động mạnh mẽ bởi thị trường. “Được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn còn là tình trạng phổ biến tại các địa phương trồng cà phê chủ lực.
Ảnh hưởng của kinh tế – chính trị
Tình hình kinh tế – chính trị cũng tác động không nhỏ đến biến động giá. Khi thị trường tăng trường, chính trị ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh, thúc đẩy hoạt động xuất – nhập khẩu.
Ngược lại, khi chính trị bất ổn, nền kinh tế bước vào giai đoạn khủng hoảng, quá trình trao đổi hàng hoá khó khăn cũng kéo theo sự biến động của giá cà phê theo xu hướng tăng mạnh.
Tác động của thị trường và tài chính
Nói đến các yếu tố ảnh hưởng đến giá cà phê không thể bỏ qua yếu tố thị trường và tài chính. Khi nhu cầu thị trường tăng cao sẽ kéo theo giá tăng và ngược lại. Đặc biệt, vào các dịp lễ, Tết chính là thời điểm cầu tăng và giá bán có xu hướng tăng theo.
Ngoài ra, ngoại tệ cũng có tác động lớn đối với giá bán của cà phê trên thị trường. Thị trường chứng khoán khủng hoảng, đồng nội tệ mất giá cũng biến cho giá không ngừng biến động.
Giá xăng dầu và các chi phí khác
Giá xăng dầu nói riêng và các chi phí vận chuyển, bảo quản cũng là vấn đề được quan tâm vì có tác động lớn đối với giá cà phê. Khi các chi phí này tăng cao cũng sẽ khiến cho giá bán của cà phê đẩy lên mức cao hơn.
Xem thêm: https://doanhnhanvn.vn/